Warning: include_once(/www/wwwroot/hinode.edu.vn/wp-content/plugins/litespeed-cache/thirdparty/entry.inc.php): failed to open stream: No such file or directory in /www/wwwroot/hinode.edu.vn/wp-content/plugins/litespeed-cache/src/core.cls.php on line 65

Warning: include_once(): Failed opening '/www/wwwroot/hinode.edu.vn/wp-content/plugins/litespeed-cache/thirdparty/entry.inc.php' for inclusion (include_path='.:') in /www/wwwroot/hinode.edu.vn/wp-content/plugins/litespeed-cache/src/core.cls.php on line 65
Trạng ngữ là gì? Cách để nhận biết trạng ngữ trong câu

Trạng ngữ là gì? Cách để nhận biết trạng ngữ trong câu

Trạng ngữ giúp bổ nghĩa cho cụm chủ vị trung tâm ở trong một câu. Trạng ngữ có thể là một từ hoặc một cụm từ. Bài viết dưới đây sẽ giải thích và giúp bạn hiểu hơn về trạng ngữ và cách phân biệt trạng ngữ.

Trạng ngữ là gì? Cách để nhận biết trạng ngữ trong câu

I. Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là thành phần phụ trong câu, bổ sung nghĩa cho thành phần chính, là bộ phận giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân… của sự việc được nêu trong câu.

Cách để nhận biết trạng ngữ trong câu

Đồng thời trạng ngữ giúp xác định cụ thể hành động được nhắc đến trong câu. Thường trạng ngữ dùng để trả lời cho các câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Tại sao? Bằng cách nào? Để làm gì?

Ví dụ: Ngoài sân, chú chó đang nằm ngủ.

Trạng ngữ trong câu trên chính là “ngoài sân” có tác dụng chỉ nơi chốn và được dùng để trả lời cho câu hỏi “ở đâu?”. 

II. Cách để nhận biết trạng ngữ trong câu

Trong cùng một câu sẽ có một hoặc nhiều trạng ngữ, mỗi trạng ngữ sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Các trạng ngữ sẽ được đặt đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.

Để có thể nhận biết trạng ngữ trong một câu mọi người thường sẽ dựa vào hình thức và ý nghĩa:

  • Hình thức: Trạng ngữ trong câu thường được ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy
  • Ý nghĩa: Trong câu trạng ngữ thường được dùng để chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân hoặc một mục đích cụ thể nào đó

III. Có bao nhiêu loại trạng ngữ?

Dựa vào nghĩa và cấu trúc trong câu mà trạng ngữ sẽ được chia thành những loại khác nhau như:

1. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Trạng ngữ chỉ nơi chốn là loại được sử dụng nhiều nhất so với các loại còn lại. Trạng ngữ này được sử dụng trong câu với công dụng chỉ ra nơi chốn, địa điểm xảy ra sự việc. Hoặc chỉ ra hành động đang xảy ra trong câu. Như vậy trạng ngữ chỉ nơi chốn có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi “ở đâu?”

Ví dụ: Trong bếp, mẹ đang nhặt rau.

Trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu trên chính là “trong bếp”, có tác dụng chỉ ra vị trí mẹ đang nhặt rau.

2. Trạng ngữ chỉ thời gian

Trạng ngữ chỉ thời gian có nhiệm vụ chỉ ra thời gian của sự việc hoặc hành động đang tiếp diễn trong câu. Trạng ngữ này giúp trả lời cho các câu hỏi về thời gian, giờ giấc như: bao giờ? mấy giờ? khi nào?…

Có bao nhiêu loại trạng ngữ

Ví dụ: Hôm qua, Hoa đã tham gia kỳ thi cuối năm học.

Trạng ngữ chỉ thời gian trong câu chính là “hôm qua”, được dùng nhằm giúp người đọc trả lời cho câu hỏi: Hoa đã làm bài thi khi nào? 

3. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Do tính chất nên trạng ngữ chỉ thời gian thường sẽ dài hơn so với các loại khác. Trạng ngữ này được sử dụng để giải thích, đưa ra lời giải đáp vì sao sự việc trong câu xảy ra như thế. Như vậy trạng ngữ chỉ nguyên nhân có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi: Vì sao? Tại sao? Do đâu?

Ví dụ: Do mưa lớn, tôi đã đi học muộn.

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu trên chính là “do mưa lớn”, có tác dụng trả lời cho câu hỏi “do đâu?” cụ thể là giải đáp lý do đi học muộn.

4. Trạng ngữ chỉ mục đích

Trạng ngữ chỉ mục đích được sử dụng nhằm để chỉ hành động đang được nhắc đến hay mục đích của sự việc trong câu. Trạng ngữ này có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi: Bời vì cái gì? Để làm gì? Mục tiêu là gì?

Có bao nhiêu loại trạng ngữ

Ví dụ: Để được phần thưởng, Trúc đã cố gắng và học hành chăm chỉ.

Trạng ngữ chỉ mục đích chính là “để được phần thưởng”. Nhiệm vụ của nó là giúp trả lời câu hỏi “để làm gì?”, cụ thể là vì điều gì mà Trúc đã cố gắng học tập.

5. Trạng ngữ chỉ phương tiện

Trạng ngữ chỉ phương tiện được sử dụng trong câu với mục đích chỉ rõ phương tiện, cách thức di chuyển, hành động, con người,… Thông thường khi dùng trạng ngữ này mọi người sẽ kèm thêm chữ “bằng” hay “với”. Đứng trong câu trạng ngữ này giúp trả lời các câu hỏi: Với cái gì? Bằng cái gì?

Ví dụ: Bằng sự nỗ lực không ngừng, tôi đã thi đậu vào trường đại học mơ ước.

Trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu là “Bằng sự nỗ lực không ngừng”. Nhiệm vụ của nó là giúp trả lời cho câu hỏi “bằng cái gì?”, cụ thể là  tôi đã thi đậu vào trường đại học mơ ước bằng cái gì?

IV. Bài tập về trạng ngữ

Bài 1: Tìm và chỉ ra loại trạng ngữ trong các câu sau

  • a. Trên cây, chim mẹ đang cho đàn chim con ăn
  • b. Vì chủ quan, tôi làm bài kiểm tra chưa tốt
  • c. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều

Các trạng ngữ của những câu trên là:

  • a. Trạng ngữ là “Trên cây” chỉ nơi chốn
  • b. Trạng ngữ là “Vì chủ quan” chỉ nguyên nhân
  • c. Trạng ngữ là “Để đạt thành tích tốt” chỉ mục đích

Bài tập về trạng ngữ

Bài 2: Xác định trạng ngữ trong câu, trạng ngữ đó trả lời câu hỏi nào?

  • a. Dưới hồ nước, cá bơi tung tăng
  • b. Trên sân trường, các học sinh đang chơi đùa
  • c. Vì Tổ quốc, các chiến sĩ sẵn sàng hy sinh mạng sống

Bài làm

  • a. Trạng ngữ là “Dưới hồ nước” – Trả lời cho câu hỏi: “Cá bơi tung tăng ở đâu?”
  • b. Trạng ngữ là “Trên sân trường” – Trả lời cho câu hỏi: “Các học sinh đang chơi đùa ở đâu?”
  • c. Trạng ngữ là “Vì Tổ quốc” – Trả lời cho câu hỏi: “các chiến sĩ sẵn sàng hy sinh mạng sống vì điều gì?”

Bài 3: Đặt câu có trạng ngữ theo các yêu cầu sau

  1. Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn

Ví dụ: Trong văn phòng, mọi người đang tất bật làm việc.

  1. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian và nguyên nhân

Ví dụ: Hôm qua, vì trời mưa to, các con đường trong thành phố đã ngập nước.

  1. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích

Ví dụ: Để lên được vị trí này, tôi đã phải nỗ lực làm việc rất nhiều.

Hinode hy vọng những kiến thức về trạng ngữ được chia sẻ trong bài viết có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn cũng như biết cách phân biệt những loại trạng ngữ trong câu.

>>>Xem thêm: Xét nghiệm PCR là gì? Ưu điểm nổi trội của xét nghiệm PCR

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *