Warning: include_once(/www/wwwroot/hinode.edu.vn/wp-content/plugins/litespeed-cache/thirdparty/entry.inc.php): failed to open stream: No such file or directory in /www/wwwroot/hinode.edu.vn/wp-content/plugins/litespeed-cache/src/core.cls.php on line 65

Warning: include_once(): Failed opening '/www/wwwroot/hinode.edu.vn/wp-content/plugins/litespeed-cache/thirdparty/entry.inc.php' for inclusion (include_path='.:') in /www/wwwroot/hinode.edu.vn/wp-content/plugins/litespeed-cache/src/core.cls.php on line 65
Các cách xử lý nệm bị ướt góc hiệu quả tại nhà

Các cách xử lý nệm bị ướt góc hiệu quả tại nhà

Khi nệm bị ướt góc, bạn có thể xử lý nhanh vấn đề này bằng các nguyên liệu dễ tìm tại nhà như: khăn bông, cồn 90 độ, bột baking soda hoặc phơi nệm.

Khi bạn vô tình làm đổ các nước hoặc các dung dịch có màu lên nệm sẽ khiến nệm dễ bị ẩm mốc, tạo điều kiện phát sinh vi khuẩn. Vậy làm thế nào để xử lý nhanh vấn đề này tại nhà? Hãy cùng Elambo đơn vị chuyên cung cấp ruột gối cao cấp theo dõi bài viết sau để biết những cách vệ sinh nệm ướt góc đơn giản mà hiệu quả ngay tại nhà.

nem bi uot goc

I. Tại sao nên xử lý nhanh tình trạng nệm bị ướt góc?

Nệm vốn có đặc tính thấm hút nhanh nên nếu để nệm bị ướt quá lâu thì vết ướt sẽ lan qua các vùng xung quanh, tạo điều kiện gây hại cho vi khuẩn phát triển, gây ố vàng và làm mất tính thẩm mỹ của nệm. 

II. Các cách xử lý nệm bị ướt góc cạnh đơn giản tại nhà

nem bi uot goc

1. Dùng khăn bông

Khăn bông có khả năng thấm hút tốt nên bạn có thể dùng chúng để xử lý tình trạng nệm bị ướt một góc với các bước đơn giản như sau:

  • Dùng khăn bông lau vết nước trên bề mặt nệm nhiều lần cho đến khi sờ vào cảm thấy nệm khô (có thể kết hợp với quạt gió).
  • Trong trường hợp muốn khử mùi nước tiểu, bạn có thể thêm một ít tinh dầu vào nước và phun lên nệm trong lúc xử lý vết ướt.

2. Phơi khô nệm

Phơi nệm dưới ánh nắng mặt trời giúp nệm khô nhanh hơn nhưng nếu thực hiện thường xuyên có thể làm cho nệm nhanh hư và dễ bị ố vàng. Vậy nên, trong trường hợp vết ướt không quá nhiều, bạn nên hạn chế phơi nệm hoặc dùng khăn bông thấm hút trước để nước không thấm sâu trong nệm.

Lưu ý khi phơi nệm:

  • Không phơi nệm ướt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời mà nên phơi dưới bóng mát, thoáng khí, có gió thổi để nệm khô tự nhiên.
  • Phơi nệm nơi khô ráo và lật nệm thường xuyên để chúng mau khô hơn và không bị bốc mùi

3. Dùng cồn 90

Dùng cồn 90 độ là cách xử lý vết nước lý tưởng đối với các loại nệm có chất liệu mút hay bông ép giúp khử vi trùng, vi khuẩn trên nệm hiệu quả. 

  • Đổ cồn đổ trực tiếp lên vết ướt, để khoảng 1 – 2 giờ cho cồn bay hơi.
  • Dùng khăn bông thấm hút hết nước và sấy để nệm khô nhanh hơn.

4. Dùng baking soda

Baking soda có tác dụng loại bỏ mùi hôi hiệu quả, thích hợp dùng trong trường hợp nệm bị bé tè dầm hoặc bị ố vàng. Đầu tiên, khuấy bột baking soda với nước để tạo thành hỗn hợp, sau đó cho hỗn hợp vừa tạo được vào bình và phun vào chỗ bị ướt.  Cuối cùng, bạn chỉ cần chờ đến khi nước soda bay hơi rồi sử dụng khăn bông thấm nước và lau sạch. 

III. Hướng dẫn xử lý nệm bị ướt đúng cách cho từng loại nệm

nem bi uot goc

1. Cách xử lý nệm lò xo bị ướt

Trước tiên, bạn hòa bột baking soda với nước và xịt lên các vị trí nệm bị ướt, để hỗn hợp thấm trong 25 – 30 phút, sau đó sử dụng máy hút bụi hoặc máy sấy để làm khô nệm. Hỗn hợp baking soda có khả năng khử mùi hôi và làm sạch vết bẩn hiệu quả nên thường được sử dụng để xử lý khi nệm bị ướt.

2. Cách xử lý nệm cao su bị ướt

Đầu tiên, bạn tháo ga nệm, dùng khăn lau sạch nước, dùng phấn rôm rắc lên nệm để hạn chế ẩm ướt và để nệm khô tự nhiên. Đồng thời, bạn nên đặt nệm ở nơi thoáng mát hoặc dùng quạt mát để giúp nệm khô nhanh hơn nhưng không được dùng máy sấy hoặc bàn ủi để tránh ảnh hưởng đến chất liệu sản phẩm, khiến cao su bị khô cứng.

3. Cách xử lý nệm bông ép bị ướt, bị thấm nước

Dòng nệm bông ép có khả năng thấm hút nước mạnh nên khi vô tình làm đổ nước lên nệm, bạn phải nhanh chóng tháo rời áo nệm, dùng khăn khô ấn mạnh để hút hết nước ra khỏi nệm rồi đem nệm phơi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt.

Tuy nhiên, nếu nệm bị ướt do chất lỏng có mùi thì bạn nên kết hợp sử dụng cồn 90 độ để xử lý mùi hôi và một ít tinh dầu thơm để khử mùi rồi mang nệm đi phơi ở nơi thoáng gió hoặc sấy khô.

4. Cách xử lý nệm foam bị thấm nước

Bạn dùng hỗn hợp nước với baking soda phun lên bề mặt nệm, đợi từ 10 – 15 phút rồi dùng khăn giấy hoặc giấy thấm hút để làm sạch nệm. Cuối cùng, bạn nên phơi nệm foam ở nơi thoáng mát với nhiệt độ không quá cao để tránh hư hỏng nệm.

IV. Các cách hạn chế nệm bị ướt góc đơn giản, hiệu quả

nem bi uot goc

1. Sử dụng tấm bảo vệ nệm

Để bảo vệ nệm không bị ướt, nhất là với những gia đình có con nhỏ thì bạn nên sử dụng tấm bảo vệ nệm nhằm ngăn chặn chất bẩn thấm xuống nệm và hạn chế khả năng nệm bị ướt. Khi sử dụng tấm bảo vệ nệm, bạn chỉ cần thay lớp bọc khác hoặc vệ sinh tấm bọc và sử dụng bình thường.

2. Sử dụng ga chống thấm 

Ga chống thấm có thiết kế giống như các loại ga chun nhưng được làm từ chất liệu polyester mềm mại và có khả năng chống thấm tốt. Ga được đặt trên bề mặt đệm để ngăn ngừa các chất lỏng thấm xuống nệm, loại bỏ những tác hại ẩm mốc từ môi trường tác động đến. Với những gia đình có trẻ em thì việc sử dụng ga chống thấm sẽ bảo vệ đệm sạch sẽ, bền đẹp.

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết và đầy đủ nhất về các cách xử lý khi nệm bị ướt góc. Elambo mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và biết cách xử lý nhanh chóng khi nệm bị ướt nhằm kéo dài tuổi thọ sử dụng của nệm.

THÔNG TIN CÔNG TY TNHH TM & SX ELAMBO

Văn phòng đại điện: 97 Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 88 66 43

Email: elambovietnam2017@gmail.com

Website: https://elambo.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *