Hình thức huy động vốn trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đang mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho Việt Nam. Vậy FDI là gì? Đặc điểm của FDI là gì? Hình thức này đang có những tác động như thế nào đến Việt Nam. Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây.
1. Khái niệm của FDI
FDI (Foreign Direct Investment) là phương thức đầu tư dài hạn của cá nhân, tổ chức của nước này vào nước khác vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh với mục đích lợi nhuận và nắm quyền quản lý những cơ sở này.
2. Nguồn gốc và bản chất của đầu tư nước ngoài (FDI)
FDI đã và đang dần trở thành xu thế của lịch sử, là yếu tố không thể thiếu của một quốc gia.
Về bản chất, FDI là kết hợp nhu cầu của hai bên, một bên là nhà đầu tư và bên kia là quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó:
- Quyền và nghĩa vụ được thiết lập giữa nhà đầu tư và nơi được đầu tư
- Thiết lập quyền sở hữu và quản lý đối với các nguồn vốn đã được đầu tư
- Giữa nước đầu tư và nước bản địa được thiết lập quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật
- Được dựa trên sự mở rộng thị trường của các tổ chức, doanh nghiệp đa quốc gia
- Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính và thương mại quốc tế
3. Đặc điểm của đầu tư nước ngoài (FDI)
FDI là phương thức mang lại nhiều hiệu quả cho nền kinh tế, bởi mục đích chính của FDI là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Thu nhập mà các chủ đầu tư thu được là thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức, nó phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh.
Ngoài ra, để thu hút được nhiều nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế thì các nước được đầu tư phải xây dựng khung pháp lý rõ ràng.
Quyền và nghĩa vụ của các bên được xây dựng dựa trên tỷ lệ góp vốn trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định. Và tỷ lệ này cũng sẽ tương ứng với lợi nhuận và rủi ro của nhà đầu tư. Hơn thế, để có quyền tham gia kiểm soát doanh nghiệp, các nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu, tùy vào quy định của mỗi nước.
Nhà đầu tư có quyền tự quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lãi, lỗ của mình. Ngoài ra, họ có thể thoải mái lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư… Do đó, họ có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất và mang lại lợi nhuận cao.
4. Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam
1. Vai trò tích cực
- Việc điều hành và quản lý vốn được thực hiện trực tiếp bởi người nước ngoài nên họ có trách nhiệm cao và kỹ năng tốt
- Phát triển nhiều nguồn tài nguyên và nguồn lao động dồi dào. Tăng việc làm và đào tạo lao động chất lượng cao
- Mở rộng thị trường tiêu thụ đòi hỏi phải sản xuất hàng loạt dựa trên thu nhập của người tiêu dùng, từ đó tăng sản lượng và giảm giá thành sản phẩm
- Tránh các rào cản bảo hộ và phí thương mại của nước sở tại
- Cung cấp nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên
2. Vai trò tiêu cực
Tác động tích cực của FDI đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế nhưng cũng không thể không kể đến tác động tiêu cực của nó. Đặc biệt là trong kinh doanh, việc phát hiện ra mặt tiêu cực của vấn đề càng sớm càng tốt để đưa ra phương án và hướng đi đúng đắn sẽ là một lợi thế.
- Phải đối mặt với những mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ về những khác biệt trong tư duy truyền thống
- Nếu các công ty đầu tư ra nước ngoài, các quỹ đầu tư trong nước sẽ bị mất đi, gây khó khăn về tìm nguồn vốn phát triển và áp lực giải quyết nhu cầu việc làm trong nước cao
- Nhiều chính sách của nước sở tại có thể bị thay đổi bởi các yêu cầu của nhà đầu tư, khi mà mục đích chính của họ là mang lại lợi ích cho bản thân
- Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các nguồn vốn, khiến cán cân kinh tế bị thay đổi nhiều
Nói tóm lại, cả tác động tích cực và tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân. Vì thế, nước ta cần có những chính sách phù hợp để vừa đảm bảo trong việc hợp tác vừa quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt được các hoạt động kinh doanh.
5. Định nghĩa về doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Trên thực tế, doanh nghiệp FDI được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, một cách khái quát và ngắn gọn nhất có thể hiểu là: Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn của mình chủ yếu vào hoạt động kinh doanh.
Có 2 dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu:
- Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài
- Doanh nghiệp liên doanh giữa đối tác trong nước và nước ngoài
Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta đã tích lũy được nhiều kiến thức về công nghệ hiện đại. Hoạt động vượt trội chủ yếu trong các lĩnh vực như: điện tử, công nghiệp hóa chất, khai thác dầu khí và viễn thông. Ngoài ra, nhiều ngành như dệt may, đóng giày cũng đạt được những kết quả nhất định. Đây là môi trường thuận lợi tạo cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
Có thể nói, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và phương thức kinh doanh mới đã tạo ra một thị trường trong nước có tính cạnh tranh cao. Đổi mới chất lượng sản phẩm và sử dụng phương thức kinh doanh hiện đại vừa là thách thức vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước.
6. Đặc điểm doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Doanh nghiệp FDI của Việt Nam sẽ nằm trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự quản lý và ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta. Đồng thời, nó cũng tác động ngược lại với Việt Nam. Khi hết thời hạn về đầu tư (khoảng 50-70 năm) các doanh nghiệp FDI sẽ giải thể hoặc chuyển nhượng lại cho Việt Nam.
Ngoài ra, các quyết định của một doanh nghiệp FDI sẽ không hoàn toàn phụ thuộc vào khung pháp lý của Việt Nam, bởi nó không chỉ thuộc quyền sở hữu của mỗi nước ta mà còn của các công ty đa quốc gia khác. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư đã đầu tư vào Việt Nam thì đều là những pháp nhân của Việt Nam, vậy nên vẫn chịu nhiều sự chi phối từ hệ thống pháp luật nước ta.
Thực tế cho thấy, FDI có tác dụng rõ rệt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, điều đó đã được khẳng định trên nhiều lĩnh vực. Theo thống kê mới đây, cả nước có hơn 15.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả, với tổng vốn đăng ký là 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện là 106 tỷ USD.
Trong tương lai, nếu tiếp tục xây dựng chính sách phù hợp và đạt được thỏa thuận giữa hai bên, đầu tư trực tiếp nước ngoài được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Trên đây là thông tin chia sẻ về FDI. Hinode hy vọng qua bài viết này sẽ giải đáp được những thắc mắc liên quan về FDI.
>>>Xem thêm: 12 cung hoàng đạo ngày sinh, tháng sinh và biểu tượng đặc trưng