Thiếu hụt hormone tăng trưởng (GH) là một rối loạn nội tiết phổ biến được biểu hiện cụ thể bằng tình trạng lùn. Theo các điều tra, hiện có khoảng 25% trẻ em có chiều cao dưới -3SDS đang bị thiếu hụt hormone tăng trưởng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển nội tiết cũng như chiều cao của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Cách nhận biết và điều trị tình trạng trẻ thiếu hormone tăng trưởng. Để làm rõ các vấn đề này, mời các bạn cùng nhà thuốc An Tâm tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân gây thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ nhỏ
Tính đến thời hiện tại, tỷ lệ trẻ em thiếu hormone tăng trưởng là khoảng từ 1/3500 đến 1/4000, thiếu hormone ở thể nhẹ có thể gặp ở tần số 1/2000 trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, cụ thể như sau:
- Bẩm sinh: Thời kỳ bào thai gặp phải các bất thường như bất thường não trước, bất sản hoặc giảm sản tuyến yên.
- Mắc phải các bệnh lý:
- U vùng dưới đồi, u tuyến yên như craniopharyngioma, u tế bào mầm, u tuyến tùng.
- Chấn thương: Phải phẫu thuật, bị chấn thương não.
- Thâm nhiễm: Langerhans cell histiocytosis (LCH), lymphoma và bạch cầu cấp.
- Bị nhiễm trùng từ vi khuẩn, virus, nấm.
- Chiến xạ cùng sọ trong bệnh bạch cầu cấp, vùng mũi họng, u vùng hốc mắt.
- Suy tạm thời: Tiền dậy thì, mất cảm xúc và bị giáp trạng.
- Do tự phát.
Đa số các trường hợp, từ 50 – 70% có thiếu hụt hormone tăng trưởng đơn thuần (IGHD). Tuy nhiên, GHD vẫn là một trong những triệu chứng thiếu hụt hormone tuyến yên kết hợp (CPHD) hoặc thiếu hụt nhiều hormone tuyến yên (MPHD).
II. Những dấu hiệu trẻ em bị thiếu hormone tăng trưởng
Nếu trẻ thiếu hormone tăng trưởng từ bé thì thể hình sẽ thấp bé, chậm lớn hơn so với các bạn cùng tuổi, chiều cao nhỏ hơn -2SD so với quần thể bình thường. Gương mặt sẽ trông tròn và non nớt hơn do giảm sản vùng mặt. Tay, chân, dương vật của trẻ sẽ nhỏ. Ngoài ra, trẻ em thiếu hormone tăng trưởng có thể có mỡ ngay quanh vùng bụng, mũm mĩm dù tỷ lệ cơ thể bình thường.
Nếu trẻ thiếu hormone tăng trưởng vào những giai đoạn sau của cuộc đời do chấn thương sọ não, khối u não thì thường dậy thì muộn, chậm phát triển về tình dục.
Khi trẻ thiếu loại hormone này sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khả năng chịu đựng kém và nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh.
Ngoài các biểu hiện trên, trẻ thiếu hormone tăng trưởng cũng có thể gặp phải một số triệu chứng tâm lý như trầm cảm, thiếu tập trung, trí nhớ kém, hay bị lo âu hoặc cảm xúc thay đổi thất thường…
III. Chẩn đoán xác định tình trạng thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ
1. Chẩn đoán lâm sàng
Đối với trường hợp thiếu hụt hormone tăng trưởng đơn thuần ở thể nặng, chẩn đoán thường tương đối đơn giản. Các biểu hiện lâm sàng sẽ được biểu hiện rõ trong giai đoạn sơ sinh hoặc những năm đầu sau sinh. Cụ thể có các tiêu chuẩn lâm sàng sau:
- Trừ các nguyên nhân gây chậm tăng trưởng khác như suy giáp bẩm sinh, bệnh mạn tính, hội chứng turner thì chiều cao sẽ nhỏ hơn -2SD so với quần thể bình thường.
- Giảm sản vùng mặt giữa của trẻ nên gương mặt giống búp bê.
- Tay, chân của trẻ nhỏ.
- Đối với các bé nam, dương vật cũng sẽ nhỏ.
- Tiền sử gợi ý GHD như thời kỳ sơ sinh, trẻ bị vàng da kéo dài, hạ đường huyết sơ sinh, dương vật nhỏ, chấn thương sản khoa, chấn thương đầu hoặc nhiễm trùng thần kinh trung ương, chiếu xạ vùng sọ. Hoặc bố mẹ kết hôn cùng huyết thống hay gia đình có bị bệnh, bất thường vùng sọ mặt.
2. Chẩn đoán cận lâm sàng
- Định lượng GH: Các xét nghiệm hormone tăng trưởng ở trạng thái tĩnh thường không chính xác. Vì vậy, ta cần phải làm một số test động như test dung nạp insulin, tết glucagon, test vận động, test arginine hoặc clonidine…Những test này sẽ đánh giá dựa trên bản thân hormone GH hoặc các hormone khác của tuyến yên như TRH và LHRH (GnRH).
- Định lượng các yếu tố tăng trưởng: IGF 1 sẽ có giá trị chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh vô cùng lớn.
3. Chẩn đoán hình hình
- Chụp X- quang để đánh giá mức độ phát triển chính xác của xương.
- Chụp MRI tuyến yên và vùng dưới đồi: Khi thực hiện kỹ thuật chẩn đoán này, ta có thể gặp một trong những trường hợp sau: không có cuống tuyến yên, giảm sản hoặc bất sản thùy trước của tuyến yên, không có hoặc lạc chỗ thùy sau của tuyến yên.
- Một số bệnh học ta cần chú ý khi chẩn đoán như tổn thương dạng khối, dây cuống tuyến yên, tuyến yên khổng lồ, bất thường cấu trúc đường giữa, giảm sản thần kinh mắt hoặc kết hợp các bất thường khác.
IV. Điều trị tình trạng thiếu hormone tăng trưởng ở trẻ nhỏ
Đối với trường hợp trẻ thiếu hormone tăng trưởng bẩm sinh thì ta có thể điều trị bằng hormone tăng trưởng cho đến tuổi dậy thì. Nếu đáp ứng tốt phương pháp điều trị, trẻ sẽ tăng chiều cao từ 8 đến 12 cm/ năm. Thời điểm thích hợp để thực hiện phương pháp điều trị này là từ 4 đến 13 tuổi, tức là trước khi các sụn xương của trẻ đóng lại.
Phương pháp điều trị bằng hormone tăng trưởng sẽ không hiệu quả đối với trẻ sau tuổi dậy thì. Do vậy, để đạt hiệu quả tốt nhất, trẻ cần tiêm thuốc đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trẻ điều trị bằng phương pháp này cần phải khám định kỳ 3 đến 6 tháng/lần để bác sĩ đánh giá tình hình cũng như theo dõi các tác dụng phụ.
Hầu hết trẻ thiếu hormone tăng trưởng khi còn nhỏ thì sẽ sản sinh ra đủ sản xuất ra lượng hormone tăng trưởng cần thiết khi trưởng thành. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn phải được điều trị suốt đời. Để xác định trẻ có cần tiếp tục tiêm hormone không, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm lượng hormone tăng trưởng trong máu.
Các bậc phụ huynh cũng cần đưa con em đến các phòng khám, bệnh viện uy tín để bác sĩ chuyên khoa khám ngay khi có những dấu hiệu thiếu hormone tăng trưởng.
>> Thuốc Genotropin 12mg – Điều trị trẻ thiếu hormone tăng trưởng
IV. Theo dõi tình trạng trẻ thiếu hormone tăng trưởng
Như đã đề cập ở trên, bệnh nhân điều trị GH cần phải thăm khám định kỳ từ 3 đến 6 tháng/ lần. Những lần tái khám này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra sự tăng trưởng cũng như tốc độ tăng chiều cao ở trẻ để đánh giá đáp ứng với điều trị GH và theo dõi các tác dụng phụ của GH.
Với bài viết trên, Nhà Thuốc An Tâm đã trình bày chi tiết các dấu hiệu cũng như cách điều trị tình trạng trẻ thiếu hormone tăng trưởng. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ hữu ích và giúp các bậc phụ huynh tự tin hơn trong quá trình nuôi dạy trẻ.