Bạn đã từng nghe đến IQ? vậy bạn đã nghe đến EQ chưa? Và kiểm tra EQ nhằm mục đích gì?
Nếu như IQ là chỉ số thông minh của một người thì EQ chính là chỉ số cảm xúc của một người. Chỉ số cảm xúc EQ là tên viết tắt của Emotional Quotient và chỉ số này còn có tên gọi khác là trí tuệ cảm xúc.
Thông thường, ngoài kiểm tra IQ thì các nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm đến chỉ số EQ của các ứng viên. Chỉ số EQ là chỉ số cho biết cảm xúc của một người đối với những người khác, những sự vật, sự việc. Mỗi kết quả EQ sẽ cho biết bản thân mình là người như thế từ đó giúp bạn định hình phát triển bản thân. Vậy ý nghĩa của kiểm tra EQ là gì và khi kiểm tra cần phải lưu ý những vấn đề gì để có kết quả chính xác nhất.
Kiểm tra EQ là gì?
Như HINODE đã giải thích về ý nghĩa của EQ ở phía trên thì kiểm tra EQ chính là cách để mỗi người biết được bản thân mình đang bị tác động bởi cái gì? điều gì đối với mình là quan trọng nhất và mình thuộc tuýp người như thế nào? hướng nội, hướng ngoại, suy nghĩ đơn giản, bồng bột, v.v. Ngoài ra, kiểm tra EQ cũng là cách giúp bạn biết được sự đồng cảm với mọi người xung quanh như thế nào, bạn hiểu cuộc trò chuyện giữa bạn và mọi người như thế nào? Có phải bạn là một người ương bướng, hay bạn là một người có tính tỉ mỉ chu toàn?
Hiện nay, có rất nhiều trang web kiểm tra EQ miễn phí vì vậy bạn có thể kiểm tra thử để xem mình thuộc tuýp người nào nhé! Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo tác phẩm Trí tuệ cảm xúc 2.0 của Bradberry & Su để có thể hiểu rõ hơn về kiểm tra EQ. Trong tác phẩm này, tác giả đã đưa ra chỉ số EQ phụ thuộc vào 4 nhân tố chính:
- Khả năng tự nhận thức
- Khả năng tự quản lý
- Khả năng nhận thức các mối quan hệ
- Khả năng quản lý các mối quan hệ
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa một nhà nghiên cứu có thể khẳng định được rằng chỉ số EQ phản ánh đúng một con người. Vì vậy, kiểm tra EQ chỉ mang tính chất tham khảo bạn nhé.
Xem thêm: Dự án Global City quận 2 thu hút đông đảo các nhà đầu tư cùng các cơ hội sinh lời hấp dẫn
Lưu ý gì khi kiểm tra EQ
Mặc dù chỉ số EQ chỉ mang tính chất tham khảo, tuy nhiên, để có thể đạt kết quả gần chính xác nhất thì khi kiểm tra EQ bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cần phải thực hiện bài kiểm tra ơ nơi yên tĩnh tránh bị xao lãng bởi những tác động bên ngoài
- Khi làm bài kiểm tra cần phải thư giãn đầu óc thật thoải mái, làm kiểm tra dứt khoát tránh suy nghĩ lang mang
- Cần phải có sức khỏe tốt và tâm lý tốt
Bài kiểm tra EQ ra đời vào năm 1995, tính đến thời điểm hiện tại cũng đã hơn 20 năm. Mặc dù, đây là bài kiểm tra tham khảo, nhưng hầu hết các công ty đều áp dụng bài kiểm tra này để kiểm tra tính cách của ứng viên vì vậy cũng có thể khẳng định tính đúng đắn của bài kiểm tra này.
5 loại trí tuệ cảm xúc
Theo nhà tâm lý học Daniel Goleman cho rằng, chỉ số cảm xúc được cấu thành từ 5 yếu tố là: tự nhận thức, tự điều chỉnh, kỹ năng xã hội, động lực và sự đồng cảm.
Tự nhận thức – Self-awareness
Tự nhận thức là khả năng tự nhận biết của mỗi người. Tự nhận thức cũng được hiểu là: bạn hiểu bản thân mình như thế nào? Tự nhận thức ở đây là hành động nhận thức được hành động, suy nghĩ của chính bản thân chúng ta và kể cả những người xung quanh ở một mức độ nào đó.
Để có thể nhận thức được hành động và biểu cảm của những người xung quanh thì trước tiên bạn cần phải hiểu rõ bản thân mình. Bạn cần phải xác định được khi gặp mỗi trường hợp trong cuộc sống thì cảm xúc của bạn lúc đó như thế nào? trường hợp đó có để lại cho bạn một kỷ niệm gì không? từ đó bạn sẽ nhận ra rằng mối quan hệ đó là gì?
Daniel Goleman cũng cho rằng, khi một cá nhân có khả năng tự nhận thức thì các nhân đó có xu hướng vui vẻ và cởi mở nhiều hơn vì họ biết bản thân họ và người khác muốn gì.
Tự nhận thức bao gồm: nhận thức cảm xúc và sự tự tin.
Tự điều chỉnh – Self-regulation
Khi nhận thức được bản thân mình cần gì thì bạn cũng cần phải biết cách quản chế, tự điều chỉnh cảm xúc của mình. Tự điều chỉnh cảm xúc không có nghĩa là “dấu diếm” cảm xúc của mình mà tự điều chỉnh là biết bộc lộ cảm xúc đúng thời điểm và làm sao đó, khi bộc lộ cảm xúc cho thật tự nhiên nhất.
Thông thường, những người có khả năng tự điều chỉnh thường là người linh hoạt và năng động. Họ biết cách điều chỉnh cảm xúc của mình để giảm thiểu tối đa những xung đột và biết cách lan tỏa năng lượng tích cực của bản thân đến với mọi người xung quanh. Ngoài ra, người có khả năng tự điều chỉnh cũng là người tận tâm vì họ luôn quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của mọi người xung quanh.
Tự điều chỉnh bao gồm: Tự kiểm soát và quản lý xung đột; Trung trực và liêm chính; Có trách nhiệm; tính tương thích cao; có khả năng sáng tạo, đổi mới.
Kỹ năng xã hội – Social skills
Hiểu được bản thân là một lợi thế nhưng có thể tương tác với mọi người và hiểu được mọi người là một thế mạnh.
Khi một người có khả năng giao tiếp mạnh mẽ với xã hội thì người đó có khả năng tạo dựng các mối quan hệ xã hội từ đó có thể học hỏi kinh nghiệm và phát triển bản thân mạnh mẽ hơn. Khi thấu hiểu bản thân và hiểu rõ những thông tin cần truyền tải thì bạn cần phải đưa thông tin đến mọi người xung quanh để thực hiện chức năng giao tiếp.
Kỹ năng xã hội giúp ích rất nhiều cho bản thân mỗi người. Nếu như bạn có mối quan hệ tốt, bạn chắc chắn sẽ tìm được một công việc tốt; Nếu như bạn có mối quan hệ rộng lớn thì bạn có thể sẽ trở thành một người kinh doanh giỏi. Tóm lại, kỹ năng xã hội bao gồm các yếu tố sau đây:
- Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác
- Khả năng giao tiếp
- Khả năng truyền cảm hứng và giải quyết vấn đề
- Khả năng cộng tác
- Khả năng làm việc nhóm
Sự đồng cảm – Empathy
Trong giao tiếp, để đạt hiệu quả tốt nhất thì người giao tiếp cần phải có sự đồng cảm, cảm thông và chia sẻ.
Khi có sự đồng cảm, bạn sẽ biết được người đối diện đang gặp phải vấn đề gì, từ đó bạn sẽ biết được bạn cần làm gì để giúp đối phương vượt qua những khó khăn đó bằng cách chia sẻ, tâm sự, động viên,v.v.
Thông thường, những người có sự đồng cảm thì họ có thể cảm nhận được vấn đề của đối phương chỉ cần thông qua nét mặt hoặc cử chỉ của họ. Người có sự đồng cảm sẽ có thể làm chủ được bản thân từ đó có những hành vi chuẩn mực và được nhiều người yêu mến, tôn trọng.
Tóm lại, một người có sự đồng cảm sẽ có những yếu tố sau đây:
- Biết thấu hiểu người khác
- Biết định hướng, dự đoán
- Biết cách để phát triển bản thân
- Biết tận dụng các cơ hội xung quanh
- Biết nhận thức chính trị
Motivation – Động lực
Động lực cũng là một trong những yếu tố đánh giá được trí tuệ cảm xúc. Những người thông minh họ luôn có cách để thể hiện cảm xúc của mình thật thông minh. Vậy động lực này là gì? Chắc chắn có thể khẳng định rằng, người thông minh luôn được thúc đẩy bởi các động lực như: tiền bạc, địa vị, vật chất và sự công nhận. Ngoài ra, những người thông minh thường đặt ra các mục tiêu và các nhu cầu thực tế để làm động lực phát triển bản thân.
Những người có động lực thường có thiên hướng về hành động, tức là “nói ít nhưng làm nhiều” và là người luôn muốn có cuộc sống tốt hơn.
Tóm lại, người có động lực là người hội tụ các yếu tố sau đây:
- Không ngừng phấn đấu để đạt được thành tích của bản thân
- Luôn đặt ra các mục tiêu khi làm việc
- Luôn trong tư thế sẵn sàng học hỏi
- Luôn lạc quan yêu đời
Các dấu hiệu của EQ cao
Có 5 dấu hiệu có thể khẳng định bạn là một người có EQ cao, những dấu hiệu này là tương đối, tuy nhiên, nếu như bạn muốn thành công thì nên trở thành 1 người có 5 yếu tố dưới đây.
Bạn đang cố gắng kiểm soát suy nghĩ của mình
- Bạn có và đang thông cảm với người khác
Khi một người nào đó tìm đến bạn để tâm sự và chia sẻ tức là người đó cần bạn thấu hiểu những vấn đề của người đó và giúp họ đưa ra một lời khuyên phù hợp nhất. Đặc biệt hơn cả là khi bạn thấu hiểu và đồng cảm với chính bản thân mình, lúc đó bạn sẽ thấy mình có khả năng giao lưu và kết bạn với nhiều người hơn trong xã hội.
Hãy cố gắng suy nghĩ tích cực thay bằng phán xét và phê phán người khác.
- Bạn thường xuyên ca ngợi về người khác
Ca ngợi người khác là biểu hiện của người luôn tôn trọng thành quả mà đối phương đạt được mà không phải là nịnh bợ. Đây là cách gián tiếp mà bạn giúp đối phương biết được rằng thành quả và kết quả họ làm được có giá trị. Dấu hiệu nhận thấy rằng bạn đang ca ngợi về người khác chính là tần suất bạn nhắc đến người ấy nhiều lần trong những cuộc trò chuyện của mình.
- Bạn thường đưa ra các nhận xét khách quan
Không ai là hoàn hảo cả vì vậy ai cũng sẽ mắc sai lầm. Bạn đã từng gặp những tình huống mà người khác xúc phạm mình chưa? Nếu rồi thì tình huống đó bạn làm gì? Xúc phạm lại người đó hay dùng lời nói để nhận xét và phê bình lời nói đó để họ biết được bạn đang cố giúp họ nhận thức được vấn đề sai trái đó? Tôi chắc chắn rằng bạn chính là người đưa ra nhận xét khách quan.
- Bạn tha thứ và không để bụng
Dễ dàng tha thứ không có nghĩa là bạn dễ dàng mà dễ dàng tha thứ chứng tỏ bạn là người luôn có suy nghĩ tích cực và là người thông minh.
Hận thù chưa bao giờ giúp chúng ta vui vẻ cả vì vậy đừng giữ thù hận trong lòng bạn nhé!
- Bạn thường xuyên giúp đỡ người khác
Một trong những cách tạo ấn tượng với người khác tốt nhất chính là thường xuyên giúp đỡ họ. Tuy nhiên, một điều đặc biệt mà bạn từng cảm thấy đó là: giúp đỡ một người lạ sẽ đem lại cho bạn một suy nghĩ tích cực. Hãy thường xuyên giúp đỡ mọi người, đặc biệt là những người thân yêu bạn nhé!
- Bạn đang cố gắng kiểm soát suy nghĩ của mình
Bạn sẽ không thể điều khiển được suy nghĩ của mình tại thời điểm quá ngắn (1s) nhưng bạn có thể điều khiển được suy nghĩ của mình trước khi nói. Để có thể kiểm soát được suy nghĩ và lời nói của mình thì bạn cần phải cân nhắc nhiều lần là: Suy nghĩ của mình về vấn đề đó, về người đó đã đúng chưa? Đừng để bản thân trở thành kẻ thù của mình khi chưa suy nghĩ thấu đáo.
Các cách để cải thiện EQ
Nếu như IQ rất khó để cải thiện thì EQ muốn cải thiện lại cực kỳ đơn giản. Dân gian có câu: “Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” nhựng bản tính có thể thay đổi hay không nếu như bạn là một người thông minh?
Dịch vụ gửi hàng đi mỹ chất lượng cao tại TP Hồ Chí Minh
Để có thể cải thiện trí tuệ cảm xúc thì bạn có thể thực hiện theo các cách cư xử dưới đây:
- Tập trung lắng nghe câu chuyện của mỗi người
- Luôn đề ra mục tiêu và cố gắng đạt được mục tiêu đó
- Luôn đặt bản thân mình vào vị trí của người khác đề đưa ra những phát quyết phù hợp
- Rèn luyện kỹ năng phân tích và xử lý tình huống
- Cần phải có trách nhiệm
- Luôn cố gắng tạo ra năng lượng cho bản thân và cho mọi người.
- Lưu ưu tiên khả năng quản trị trước
- Chăm sóc và dành những điều tốt nhất cho bản thân
- Luôn suy nghĩ tích cực
- Nên nói ít nhưng làm nhiều
FAQ: Câu hỏi thường gặp khi tìm kiếm và làm bài EQ kiểm tra
Có thể sẽ rất nhiều người thắc mắc về bài kiểm tra EQ này, dưới đây là tổng hợp toàn bộ những câu hỏi phổ biến nhất.
Thông thường bài kiểm tra EQ có bao nhiêu câu hỏi?
Đối với những bài kiểm tra nhanh sẽ bao gồm 20 câu hỏi. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất thì bài test sẽ là 30 câu hỏi nhưng thông thường thì bài kiểm tra EQ sẽ từ 10-30 câu hỏi tùy vào mục đích của kiểm tra.
Tại sao nên kiểm tra EQ
Như đã đề cập ở phần trên, kiểm tra EQ là cách để biết bản thân mình thuộc tuýp người nào, suy nghĩ và hành động của mình như thế nào. Để thành công thì bạn cần phải cải thiện những yếu tố chưa đạt thông qua bài kiểm tra đó.
Thời gian dành cho một bài kiểm tra EQ kéo dài bao lâu?
Bài kiểm tra EQ không giới hạn thời gian kiểm tra.
Bài kiểm tra EQ khác với bài kiểm tra IQ ở điểm nào?
Bài kiểm tra IQ là bài kiểm tra về độ thông minh của một người, bạn kiểm tra này sẽ bao gồm chữ số, hình ảnh và các hình học. Để làm tốt bài kiểm tra IQ và đạt điểm cao thì người kiểm tra đòi hỏi cần phải có kiến thức logic và tốc độ nhận biết thông tin nhanh.
Đối với bài kiểm tra EQ thì câu hỏi thường là: bạn sẽ làm gì? Những câu hỏi này được đưa ra ngẫu nhiên nhưng có nghiên cứu. Câu trả lời cho bài kiểm tra EQ cũng chỉ mang tính chính xác tương đối để bạn có thể chọn lựa câu trả lời phù hợp với mình nhất.
Những nhà tuyển dụng ứng dụng kiểm tra EQ để làm gì?
Như HINODE cũng đã giải thích ở phần trên, những nhà tuyển dụng kiểm tra EQ của bạn để đánh giá xem thử với trí tuệ cảm xúc của bạn thì có thể làm việc tốt với team với công ty của họ không? Bởi vì các nhà tuyển dụng đều mong muốn tìm được một ứng viên có thể làm việc lâu dài với công ty của họ.
Cùng tham khảo thêm bảng giá gửi hàng đi mỹ tại Vi Minh Express
Kết luận
Theo như các nhà nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc đã khẳng định: 80% người có trí tuệ cảm xúc cao đều thành công trong sự nghiệp của mình theo đuổi. Vì vậy, có thể thấy test EQ là cực kỳ quan trọng để bạn có thể biết được bản thân mình đang ở đâu và cần phải cải thiện những kỹ năng nào.
HINODE chúc bạn thành công và đạt được điểm cao khi kiểm tra EQ nhé!