Những lỗi thường gặp nhất khi sử dụng máy trợ giảng mà bạn nên biết

Nguyên lý hoạt động của máy trợ giảng không dây khá đơn giản nhưng nếu bạn không biết về chúng thì việc xử lý những sự cố nho nhỏ không phải điều dễ dàng. Chính vì vậy, Tiếng Vang Audio sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích để khắc phục những lỗi đó qua bài viết dưới đây.

Cách sửa lỗi khi máy trợ giảng bị hú cho giáo viên

1. Máy trợ giảng có tiếng hú hoặc rít lên khi sử dụng

Tiếng hú ở máy trợ giảng là chuyện thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do sóng âm được thu vào mic bị khuếch đại nhiều lần gây ra tiếng hú. Cách khắc phục đơn giản là để mic lệch hướng một chút so với nơi nhận âm thanh hoặc di chuyển micro ra xa loa.

Trong trường hợp âm thanh của thiết bị phát ra yếu thì có thể là pin của mic yếu hoặc loa hết pin, bạn có thể khắc phục bằng cách thay pin cho mic hoặc sạc pin cho loa.

Bên cạnh đó, để đảm bảo âm thanh của thiết bị phát ra vừa phải không bị nghẹt hay the thé thì bạn hãy điều chỉnh các nút Bass (âm trầm), Treble (âm cao), Low, Mid, Hing…sao cho phù hợp nhất với tone giọng của người sử dụng.

2. Âm thanh phát ra tiếng rè

Cách sửa lỗi khi máy trợ giảng bị hú cho giáo viên-Đình Hiếu

Có 2 nguyên nhân chủ yếu khiến máy trợ giảng bị rè âm thanh đó là:

  • Do Loa: Có thể loa của bạn gần hết pin, cách khắc phục là bạn chỉ cần cắm sạc vào và tiếp tục sử dụng. Bạn có thể vừa cắm sạc vừa sử dụng mà không lo ảnh hưởng đến thiết bị
  • Do Micro: Khi Mirco hết pin thì cũng âm thanh khi phát ra cũng có tiếng rè. Bạn chỉ cần thay pin rồi sử dụng lại bình thường, tốt nhất các bạn nên mang theo 1,2 đôi pin trong cặp hoặc túi để phòng ngừa tình trạng hết pin nhưng loay hoay không biết tìm pin mới ở đâu

3. Loa máy trợ giảng phát tiếng khó chịu như người bị nghẹt mũi

Thực chất, máy trợ giảng cũng là dạng loa nâng cao nên nó sẽ có các núm chỉnh như: Bass, trept hoặc Low, Mid, High. Khi âm thanh phát ra nghe giống như tiếng nghẹt mũi thì đó là do Trept (tần số cao) hơi yếu và dư Bass (tần số thấp).

Bạn có thể khắc phục dễ dàng bằng cách chỉnh lại các núm điều chỉnh ở trên sao cho vừa đủ với giọng nói của mình hoặc xem lại thông tin ở trong sách hướng dẫn để tìm ra hướng giải quyết.

Trong trường hợp thiết bị trợ giảng không phát ra âm thanh thì bạn nên để Bass ở 11 giờ và trept ở 14 giờ là trung bình.

4. Máy trợ giảng không nhận tín hiệu của USB

Hầu hết các thiết bị trợ giảng không dây hiện nay thường được trang bị một cổng cắm USB để phát nhạc. Tuy nhiên, nếu bạn cắm USB vào máy mà không nghe được nhạc thì có thể do dung lượng USB quá lớn khiến máy trợ giảng không đọc được. Bạn có thể khắc phục tình trạng trên bằng cách sử dụng loại USB 4G cho máy trợ giảng.

Bên cạnh đó, nếu file nhạc trong USB không đúng định dạng thì máy trợ giảng sẽ không hỗ trợ đọc. File máy trợ giảng hỗ trợ phải có định dạng .mp3, các định dạng khác có được hỗ trợ hay không còn tùy thuộc loại máy.

Ngoài ra, nguyên nhân máy trợ giảng không nhận tín hiệu USB cũng có thể do USB có dung lượng quá lớn (lên đến 32GB).

5. Micro bắt sóng chập chờn, tín hiệu không ổn định

Cách sửa lỗi khi máy trợ giảng bị hú cho giáo viên-Đình Hiếu

Khi micro bắt sóng kém và tín hiệu không ổn định, cách khắc phục vô cùng đơn giản, bạn có thể cắm sạc vào để nạp Pin cho Micro. 

Bên cạnh đó, nếu gặp phải tình trạng bị nhiễu sóng, bị trùng tần số thì bạn hãy di chuyển loa sang vị trí khác để khắc phục tình trạng này.

6. Loa sạc không báo đèn

Bạn hãy tiến hành kiểm tra lại dây sạc, ổ cắm trước. Nếu không có vấn đề gì thì bộ đèn báo trên loa có thể bị lỗi. Do vậy, bạn nên gửi thiết bị đến nhà sản xuất để được bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời.

7. Không vào pin khi sạc loa

Cách sửa lỗi khi máy trợ giảng bị hú cho giáo viên-Đình Hiếu

Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra lại dây sạc, ổ cắm, có thể mượn dây sạc người khác để kiểm tra. Nếu dây sạc bị hỏng thì mua dây sạc mới để thay thế. Nếu không phải do dây sạc thì nguyên nhân có thể là do chân sạc hoặc do pin ở trong máy. Do đó, bạn nên gửi máy tới công ty để được sửa chữa và bảo hành.

8. Micro nhanh hết Pin

Nguyên nhân có thể do Pin đã bị chai. Bạn xem máy trợ giảng mình đang sử dụng là model nào thì liên hệ nhà sản xuất để thay thế PIN.

9. Loa nhanh hết PIN

Đối với các dòng máy trợ giảng của Trung Quốc thì thường là PIN liền nên phải gửi thiết bị lên công ty để tiến hành thay thế. Còn với mặt hàng xuất xứ Hàn Quốc như Unizone thì bạn có thể đặt mua PIN rời cho loa rồi về lắp vào là được.

10. Micro bị liệt phím hoặc gãy công tắc

Trong trường hợp này, bạn cần gửi micro lên công ty để nhân viên kỹ thuật sửa chữa và bảo hành.

11. Micro bị bung vỏ hoặc gãy gọng

Cách sửa lỗi khi máy trợ giảng bị hú cho giáo viên-Đình Hiếu

Bạn có thể khắc phục tạm thời bằng cách dùng keo 502 + băng dính đen. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, bạn nên đem micro đi bảo hành và sửa chữa để có thể sử dụng dài lâu.

12. Không bật loa lên được

Nếu không thể bật loa lên được thì cách tốt nhất là bạn hãy gửi loa về địa chỉ công ty để được sửa chữa và bảo hành.

13. Loa đang bị chuyển chế độ khi nói

Lỗi này thường gây ra nhiều phiền toái cho người sử dụng. Nguyên nhân là do mạch điều khiển bên trong có vấn đề hoặc tiếp xúc bị ảnh hưởng. Để khắc phục, bạn có thể gửi thiết bị đến công ty để nhân viên kỹ thuật sửa chữa.

Trên đây, Tiếng Vang Audio đã liệt kê những lỗi phổ biến thường gặp khi sử dụng thiết bị trợ giảng cũng như các cách xử lý chúng. Khi gặp bất kỳ sự cố nào, người dùng nên tự kiểm tra lại trước, nếu không tự giải quyết được thì nên liên hệ tới bên bán hàng để được hỗ trợ. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *