LGBT là gì? Cộng đồng LGBT là gì? Lá cờ và ý nghĩa?

LGBT là gì? Cộng đồng LGBT bao gồm những đối tượng nào? Hãy cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

LGBT là gì? Thông tin về LGBT và cộng đồng LGBT từ A – Z

1. LGBT là gì?

LGBT là tên viết tắt của các từ Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender được dùng để gọi tên một cộng đồng những người có giới tính đặc biệt bao gồm đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới cùng những người đang trong quá trình tìm hiểu giới tính của mình. Năm 1990, tên LGBT được thống nhất sử dụng trong các văn bản và đối thoại khi nói về cộng đồng người này.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nghiên cứu chứng minh được con người còn có các xu hướng tình dục đa dạng hơn chứ không chỉ dừng lại ở 4 nhóm trên. Chẳng hạn một số người cho rằng họ không hoàn toàn đồng tính, thẳng tính hoặc lưỡng tính và cảm thấy không có bất kỳ sự hấp dẫn tình dục nào kể cả với người đồng giới hay khác giới. Do đó, tên gọi LGBT đang được mở rộng hơn, để miêu tả chính xác hơn sự đa dạng trong xu hướng tính dục của con người.

LGBT là gì

2. Phân loại nhóm đồng tính, chuyển giới trong LGBT

  • Lesbian (đồng tính nữ): Về mặt sinh học, những người đồng tính nữ vẫn là phụ nữ như bình thường, họ có cơ quan sinh dục cùng các biểu hiện của giới nữ. Tuy nhiên, về tình yêu và tình dục, họ lại có xu hướng bị hấp dẫn bởi những người cùng giới với mình.
  • Gay (đồng tính nam): Cũng giống nhóm đồng tính nữ, đồng tính nam là người có cảm xúc tình yêu và bị hấp dẫn tình dục bởi những người đàn ông. Nhưng hầu những cảm xúc này xuất phát từ việc họ cảm thấy bị thu hút bởi người đồng giới chứ không hề nghĩ mình hay bạn tình là nữ. Vì vậy mà Gay không có nhu cầu phẫu thuật chuyển giới.
  • Bisexual (lưỡng tính): Nhóm người này còn được biết đến với các tên gọi lưỡng tính, song tính hoặc Bi. Người lưỡng tính có thể bị hấp dẫn tình dục, nảy sinh tình yêu với cả nam và nữ, họ sẽ yêu bất cứ ai đem đến cảm xúc tình yêu cho mình. Thường thì nhóm người song tính sẽ yêu những người có giới tính bình thường.
  • Transgender (chuyển giới): Đây là nhóm người có biểu hiện trên cơ thể thuộc giới nam/nữ nhưng họ luôn cảm thấy mình phải giống giới còn lại. Chính vì cảm giác bị mang nhầm cơ thể này mà những người thuộc nhóm chuyển giới luôn khao khát được phẫu thuật để chuyển sang giới tính họ mong muốn. 

3. Cộng đồng LGBT là gì?

Cộng đồng LGBT là gì

Cộng đồng LGBT là cộng đồng của những người có xu hướng tình dục và bản dạng giới khác với những bình thường. Cộng đồng này bao gồm nhiều cộng đồng nhỏ khác như: cộng đồng Lesbian, cộng đồng Gay, cộng đồng Bisexual, cộng đồng Transgender…  Hiện nay, với nhiều nghiên cứu chứng minh được con người có nhiều xu hướng tình dục hơn chứ không chỉ dừng lại ở 4 nhóm như đã đưa ra phía trên nên từ LGBT ngày nay đã dài hơn thành LGBTQIA. Chính vì vậy, cộng đồng LGBT+ cũng có thêm bốn cộng đồng nhỏ khác:

  • Cộng đồng Q – Queer: gồm các cá nhân có xu hướng tính dục không thuộc các phân nhóm khác
  • Cộng đồng I –  Intersex: gồm những người có đặc điểm giới tính không điển hình là nam hay nữ. Ví dụ một bé trai có dương vật nhỏ hơn kích thước trung bình hoặc có một rãnh nhỏ gần giống với hình dạng âm đạo sẽ được xếp vào loại này.
  • Cộng đồng A – Asexual: gồm những người không cảm thấy hấp dẫn tình dục với bất kỳ giới tính nào

Trước năm 1973, những người trong cộng đồng LGBT+ bị xã hội kỳ thị bởi sự khác biệt về xu hướng tính dục. Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng cộng đồng LGBT+ là những đối tượng bị bệnh tâm thần. Tuy nhiên, đến năm 1973, sau những nỗ lực nghiên cứu và tìm hiểu về giới tính của của nhiều nhà khoa học, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ  đã khẳng định đồng tính không liên quan đến tâm thần.

Ở các nước phương Tây, trong khoảng ba thập kỷ gần nhất, những người thuộc cộng đồng LGBT+ đã được đối xử như người bình thường và nhiều người trong số họ còn tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị – xã hội. Điều này góp phần quan trọng để dần xóa bỏ những kỳ thị cũng như định kiến của xã hội về cộng đồng LGBT+. 

Tại Việt Nam, những năm gần đây có khá nhiều chương trình bàn luận về người đồng tính và có nhiều người thành đạt công khai xu hướng tính dục của mình đã tạo động lực cho cộng đồng LGBT+ trở nên mạnh mẽ, tự tin hơn trong cuộc sống đồng thời giúp thay đổi cách nhìn của xã hội về cộng đồng LGBT theo hướng tích cực.

4. Ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT là ngày nào?

Ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT là ngày nào

Ngày 17/5 là ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, lưỡng tính, dị tính và chuyển giới (LGBT), tên gọi tiếng anh là International Day Against Homophobia, Biphobia, Interphobia & Transphobia (IDAHOBIT). 

IDAHOBIT đã được chính thức công nhận tại nhiều nước như Canada, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Costa Rica, Croatia, Bỉ, Anh, Mexico, Hà Lan, Pháp, Luxembourg, Venezuela và Liên minh châu Âu EU… Ở nhiều nước, Ủy ban IDAHOBIT được hình thành để tổ chức các hoạt động hưởng ứng sự kiện này. Mục đích chính của ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT là để nâng cao nhận thức của xã hội về nạn kỳ thị, bạo lực, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT trên phạm vi toàn cầu, qua đó thay đổi cách nhìn của xã hội cũng như tác động đến các nhà hoạch định chính sách. Có rất nhiều hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT như: diễu hành cờ lục sắc (biểu tượng của cộng đồng LGBT+), liên hoan nghệ thuật, tuần hành, lễ hội, hội thảo hay tổ chức các cuộc thi tài năng với tinh thần sôi động và vui vẻ. 

Tại Việt Nam, trong “tháng Tự hào LGBT”  nói chung và ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT 17/5 nói riêng cũng có khá nhiều hoạt động bổ ích được cộng đồng LGBT+ Việt Nam tổ chức như các hội thảo về LGBT hay diễu hành VietPride… với sự ủng hộ của nhiều đơn vị doanh nghiệp cùng các tổ chức xã hội trong và ngoài nước.

5. Cách chăm sóc sức khỏe khi xác định mình thuộc LGBT

Luôn chú ý theo dõi, chăm sóc sức khỏe tinh thần

Hiện nay, tuy cách nhìn về cộng đồng LGBT đã thoáng hơn nhưng vẫn còn không ít người bị xã hội, thậm chí cả gia đình phân biệt, xa lánh. Bên cạnh đó, nhiều người trong số họ còn phải đối mặt với vấn đề bạo hành hoặc lạm dụng tình dục. Những điều này đã đẩy các LGBT đến gần với nguy cơ bị rối loạn lo âu, trầm cảm. 

Nếu bạn xác định mình có giới tính đặc biệt, thuộc LGBT thì nên tìm một người đáng tin cậy để tâm sự hoặc cần tìm đến bác sĩ tâm lý nếu bạn thấy nảy sinh nhiều cảm xúc và các hành vi tiêu cực. 

Nói không với chất kích thích

Những người có xu hướng tình dục khác biệt thường có xu hướng nghiện thuốc lá, rượu hoặc các chất kích thích khác. Một trong các nguyên nhân chủ yếu là bởi khi sử dụng các chất này họ sẽ cảm thấy bản thân được thoải mái và thư giãn hơn.

Hiện nay, nếu bạn nằm trong cộng đồng LGBT và có vấn đề với chất kích thích thì có thể tìm đến nhiều tổ chức phi chính phủ chuyên hỗ trợ các LGBT. Họ sẽ hướng dẫn bạn các liệu pháp tâm lý và cách để tái hòa nhập với cộng đồng sau khi cai nghiện chất kích thích.

Phòng tránh các bệnh tình dục

Bạn sẽ luôn phải đối mặt với các nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm khi quan hệ tình dục đồng tính. Dưới đây là một số lưu ý để bảo vệ sức khỏe:

  • Cần đi khám sức khỏe định kỳ. Bạn cần đảm bảo bản thân không mắc bất cứ bệnh lây nhiễm nào, đặc biệt là HIV.
  • Luôn sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp phòng tránh khác khi quan hệ. Nếu quan hệ bằng đường miệng bạn có dùng thêm tấm chắn miệng, đeo găng tay khi hoạt động tình dục bằng tay.
  • Nên sử dụng chất bôi trơn dạng nước, tránh các loại từ xăng dầu, sữa dưỡng thể…
  • Tiêm chủng theo chỉ dẫn của các bác sĩ hoặc định kỳ để làm giảm tối đa khả năng bị lây bệnh qua đường tình dục.
  • Chung thủy với bạn tình. Đây chính là giải pháp chắc chắn quan trọng nhất giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe tình dục của bản thân.

Bài viết đã chia sẻ với bạn các thông tin về cộng đồng LGBT cũng như cách chăm sóc sức khỏe bản thân khi xác định mình thuộc LGBT. Hinode hy vọng những thông tin trên sẽ giúp chúng ta hiểu biết đúng đắn về LGBT để xóa đi sự kỳ thị về họ, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống.

>>>XEM THÊM: Marketing là gì? 6+ kỹ năng cần có của marketer

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *