Điểm GPA là gì? Cách tính và quy đổi các thang điểm GPA

GPA là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với học sinh, sinh viên, nhất là những bạn đang có ý định đi du lịch hay săn học bổng. Vậy GPA thực chất là gì? Cách tính như thế nào và quy đổi ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc về GPA.

GPA là gì? Hướng dẫn chi tiết cách quy đổi các thang điểm GPA

1. Tổng quan về điểm GPA và một số thuật ngữ liên quan

1.1. Điểm GPA – Grade Point Average là gì?

Những ai đã và đang là học sinh, sinh viên cũng đều quá quen thuộc với các cụm từ như điểm trung bình tích lũy, điểm trung bình hay điểm tích lũy. 

GPA dùng để phản ánh kết quả học tập của các bạn học sinh, sinh viên trong suốt quá trình học tập. Điểm GPA có thể tính theo từng học kỳ, khóa học hay theo năm học.

Khi đi du học ở bất kỳ quốc gia nào đó, bạn cũng cần phải cung cấp điểm GPA của bản thân trong khoảng thời gian học tập tại Việt Nam. Đây là điều kiện bắt buộc và quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng được nhận vào trường của du học sinh.

Tuy theo từng quốc gia, trường đại học mà điểm GPA yêu cầu có sự khác biệt. Phần lớn, các tiêu chí tuyển sinh du học sinh đều yêu cầu GPA phải trên mức 6.0.

1.2. Một số thuật ngữ liên quan đến điểm tích lũy GPA

1.2.1. Weighted GPA là gì?

Weighted GPA là điểm GPA có trọng số, được xét theo độ khó của khóa học và thường được tính theo thang điểm từ 0 – 5.0.

Ví dụ:

Một học sinh lớp AP (Advanced Placement) đạt điểm A có thể tương đương với GPA 5.0

Một học sinh trong lớp honor (Lớp nâng cao) đạt điểm A có thể tương đương với GPA là 4.5

Một học sinh lớp IP (Lớp bình thường) đạt điểm A có thể tương đương với GPA là 4.0

 1.2.2. GPA out of là gì?

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các thang điểm GPA, theo sau cụm từ này thường là một con số đại diện cho một thang điểm. Chẳng hạn, GPA out of 4 nghĩa là GPA được tính theo thang điểm 4. Đồng nghĩa, GPA out of 10 là GPA được tính theo thang điểm số 10.

GPA out of là gì

1.2.3. Cumulative GPA là gì?

Cumulative GPA hoặc Cumulative Grade Point Average (CGPA) là thuật ngữ dùng để chỉ điểm trung bình tích lũy. Một số trường học ở nước ngoài sử dụng cả 2 loại điểm GPA và CGPA. Trong đó, GPA là điểm trung bình tích lũy của một học kỳ và CGPA là điểm trung bình tích lũy của toàn bộ khóa học. 

1.2.4. CPA là gì?

Ngoài thuật ngữ GPA thì tại nhiều trường đại học, trong đó có Việt Nam còn sử dụng thuật ngữ CPA. Tuy nhiên, CPA thực chất cũng tương tự như CGPA đã đề cập bên trên. Theo như quy định của một vài trường đại học thì điểm CPA được hiểu là điểm trung bình tích lũy còn điểm GPA sẽ được hiểu là điểm trung bình của một học kỳ.

 2. Thang điểm GPA

Thang điểm GPA phổ biến và thông dụng nhất hệ thống giáo dục nước Mỹ là thang điểm 4. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có thể quy định một thang điểm riêng để đánh giá và phân loại học sinh, sinh viên. 

Hầu hết, các quốc gia phương Tây như Mỹ, Italy, Anh,… đều sử dụng thang điểm GPA bằng chữ (A,B,C,D,F) để đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Tùy theo hệ thống giáo dịch của mỗi nước, thang điểm này được chia thành các mức nhỏ như A+, A, A-…

Hiện nay, tại Việt Nam, hệ thống giáo dục nước ta hiện đang sử dụng 3 thang điểm phổ biến đó là thang điểm 10, thang điểm 4 và thang điểm chữ.

2.1. Thang điểm 10

Thang điểm này thường dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh cấp tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông. Tại nhiều trường trung cấp, cao đẳng và đại học cũng áp dụng thang điểm này vào quy chế đào tạo. Có thế thấy, đây là thang điểm thông dụng nhất tại Việt Nam.

2.1.1. Cách phân loại học sinh dựa trên thang điểm 10

Kết quả học tập của học sinh, sinh viên dựa trên thang điểm 10 theo từng học kỳ, năm học như sau:

Loại giỏi

  • Điểm GPA các môn phải đạt tối thiểu là 8.0
  • Với học sinh tại các trường chuyên phải có mức điểm trung bình môn chuyên đạt tối thiểu 8.0. Còn với học sinh trường không chuyên thì mức điểm trung bình của một trong hai môn Toán và Ngữ văn phải đạt tối thiểu 8.0
  • Điểm trung bình các môn còn lại phải từ 6.5 trở lên

Loại khá:

  • Điểm trung bình các môn đạt tối thiểu 6.5
  • Đối với trường chuyên, học sinh phải có điểm trung bình GPA tối thiểu từ 6.5. Còn đối với học sinh trường không chuyên thì điểm trung bình của một trong hai môn Toán hoặc Văn phải đạt tối thiểu 6.5
  • Điểm trung bình mỗi môn còn lại đạt từ 5.0 trở lên

Loại trung bình:

  • Điểm trung bình các môn đạt tối thiểu 5.0
  • Đối với trường chuyên, học sinh phải có điểm trung bình GPA tối thiểu từ 5.0. Còn đối với học sinh trường không chuyên thì điểm trung bình của một trong hai môn Toán hoặc Văn phải đạt tối thiểu 5.0
  • Điểm trung bình mỗi môn còn lại đạt từ 3.5 trở lên

Loại yếu:

  • Điểm GPA các môn học tối thiểu đạt 3.5 và tất cả các môn học đều có điểm trung bình môn trên 2.0

Loại kém:

  • Những trường hợp còn lại.

Cách phân loại học sinh dựa trên thang điểm 10

2.1.2. Cách phân loại sinh viên dựa trên thang điểm 10

  • Loại xuất sắc: 9 – 10 
  • Loại giỏi: 8 – < 9
  • Loại khá: 7 – < 8
  • Loại trung bình khá: 6 – < 7
  • Loại trung bình: 5 – < 6
  • Loại yếu: 4 – < 5  (Không đạt)
  • Loại kém: Dưới 4 (Không đạt)

2.2. Thang điểm chữ

Với các sinh viên học bậc cao đẳng, đại học áp dụng các phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì sẽ được đánh giá kết quả học tập theo thang điểm chữ như sau:

  • Loại giỏi: Điểm A
  • Loại khá giỏi: Điểm B+
  • Loại khá: Điểm B
  • Loại trung bình khá: Điểm C+
  • Loại trung bình: Điểm C
  • Loại trung bình yếu: Điểm D+
  • Loại yếu: Điểm D
  • Loại kém: Điểm F (Không đạt)

2.3. Thang điểm 4

Thang điểm 4 thường được dùng để tính điểm GPA của mỗi học kỳ, năm học. Điểm trung bình tích lũy toàn khóa của sinh viên theo học bậc cao đẳng, đại học tại những trường áp dụng theo hệ thống tín chỉ.

  • Loại xuất sắc: 3.6 – 4.0
  • Loại giỏi: 3.2 – 3.59
  • Loại khá: 2.5 – 3.19
  • Loại trung bình: 2.0 – 2.49
  • Loại yếu: Dưới 2.0

3. Cách tính GPA

3.1. GPA bậc đại học

Tùy theo quy định của trường học, khóa học mà cách tính điểm GPA có sự khác biệt đôi chút. Đối với bậc đại học, cách tính điểm GPA sẽ giống cách tính điểm của hệ thống giáo dục nước Mỹ.

GPA bậc đại học

Ngoài ra, điểm trung bình môn ở các trường học tại Việt Nam thường gồm: 10% điểm chuyên cần, 30% điểm giữa kỳ và 60% điểm cuối kỳ. Tỷ lệ này sẽ có sự thay đổi tùy theo từng môn học.

3.2. GPA bậc THPT

Đối với các bạn muốn đi du học khi còn học THPT thì nên lưu ý cách tính điểm GPA sau đây:

GPA bậc THPT

Ví dụ: Nếu tổng số điểm trong 3 năm THPT của bạn là 6.8 – 7.2 -7.9 thì khi đó điểm GPA được tính như sau: GPA=(6.8+7.2+7.9)/3=7.3

Như vậy, nếu xét theo thang điểm 10 thì mức điểm GPA của bạn là 7.3

Với 2 công thức GPA cơ bản như trên, các bạn hoàn toàn có thể tự tính được GPA theo bậc học của mình để so sánh với các tiêu chí nhập học của những trường học tại nước ngoài để biết được rằng liệu mình có thể đáp ứng được điều kiện để du học hay không.

4. Quy đổi điểm GPA

Nhiều bạn học sinh, sinh viên Việt Nam hiện vẫn còn khá nhiều thắc mắc với khái niệm GPA và chưa biết cách quy đổi điểm trung bình sang điểm GPA. Để giải đáp các thắc mắc này, chúng tôi sẽ cung cấp bảng quy đổi GPA để bạn có thể dễ dàng tự tính điểm của chính mình.

Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 4 (GPA) Xếp loại
8.5 – 10 A 4.0 Giỏi
8.0 – 8.4 B+ 3.5 Khá giỏi
7.0 – 7.9 B 3 Khá
6.5 – 6.9 C+ 2.5 Trung bình khá
5.5 – 6,4 C 2 Trung bình
5.5 – 6,4 D+ 1.5 Trung bình yếu
4.0 – 4.9 D 1 Yếu
<4.0 F 0 Kém (không đạt)

Vì mỗi trường đại học hay chương trình học sẽ có yêu cầu về điểm GPA khác nhau. Do đó, bạn cần nắm bắt thông tin tuyển sinh của trường mà bạn có ý định du học. Tuy nhiên, nhìn chung nếu điểm GPA càng cao, bạn sẽ có nhiều cơ hội được chấp nhận học và cấp học bổng. 

5. Một số các thắc mắc về điểm GPA khi đi du học

5.1. Thi GPA là gì? Có phải thi GPA để tính điểm khi đi du học không?

Điểm GPA là điểm trung bình tích lũy của cả một khóa học, vì thế sẽ không có chuyện thi GPA để có được số điểm này. Mặt khác, bạn sẽ phải tham gia học tập và làm bài kiểm tra từng môn trong chương trình học để có được số điểm trung bình của mỗi môn, sau đó mới tính được GPA của từng học kỳ, khóa học.

5.2. GPA thấp thì có thể xin được học bổng du học hay không?

GPA là một trong những điều kiện quan trọng để xin học bổng du học. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý các điều kiện khác của chương trình học bổng mà bạn hướng đến. 

Ví dụ: Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, đạt thành tích cao hay giải thưởng trong các cuộc thi, kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ,… Tùy vào từng loại học bổng mà mức độ quan trọng của tiêu chí GPA sẽ cao hay thấp.

5.3. Điểm GPA thấp có ảnh hưởng đến quá trình xét tuyển du học không?

Nếu như muốn đi du học, bạn cần đáp ứng các điều kiện về GPA mà trường bạn có ý định học tập đưa ra. Thông thường, các trường đại học thường yêu cầu sinh viên phải có mức GPA tối thiểu 6.0. Còn đối với một số chương trình học khác tì mức GPA yêu cầu có thể lên đến 7.0. 

Do vậy, để chắc chắn, bạn nên cố gắng nâng điểm GPA của mình càng cao càng tốt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xét tuyển hồ sơ du học của bạn.

Như vậy, bài viết đã giải đáp và chia sẻ với bạn các thông tin về điểm GPA. Hinode hy vọng, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về GPA và tự quy đổi điểm của mình sang các loại thang điểm khác nhau.

>>>Xem thêm: CDC là gì? Các chức năng, nhiệm vụ của trung tâm CDC là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *