Chỉ số EPS là gì? Phân loại & cách sử dụng EPS chuẩn nhất

Bạn muốn tìm hiểu rõ chỉ số EPS là gì? Phân loại và cách tính EPS ra sao? Hãy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Chỉ số EPS là gì? Phân loại & cách tính EPS chuẩn nhất

I. Chỉ số EPS là gì?

EPS được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh “Earning Per Share”. Đây được xem là khoản lợi nhuận sau thuế mà các nhà đầu tư nhận được từ cổ phiếu. 

EPS còn là cách để đánh giá khả năng sinh lời của một dự án hay một công ty. Thông thường, EPS là thước đo để phân chia lãi cho các cổ phiếu đang được lưu thông trên thị trường.

Chỉ số EPS là gì

II. Các loại EPS

Chỉ số EPS được chia thành 2 loại: EPS cơ bản và EPS pha loãng.

  • EPS cơ bản:

EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/lượng cổ phiếu đang lưu hành.

  • EPS pha loãng:

EPS = (lợi nhuận ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/(lượng cổ phiếu đang lưu hành + lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi).

Do doanh nghiệp đã phát hành quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, phát hành cho cổ đông chiến lược,… nên bị pha loãng cổ phiếu ra được gọi là EPS pha loãng.

Các loại EPS

III. Mối quan hệ giữa chỉ số P/E và chỉ số EPS

Hệ số P/E là chỉ số quan trọng trong việc phân tích và quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư. 

Công thức tính: P/E = PEPS

Trong đó: 

  • P là Market Price (giá thị trường)
  • EPS là Earning Per Share (thu nhập của mỗi cổ phiếu)

Hệ số P/E giúp chúng ta thấy được giá thị trường hiện tại của cổ phiếu cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần. 

Mối quan hệ giữa chỉ số P/E và chỉ số EPS

IV. Ý nghĩa của chỉ số EPS

EPS nhằm tổng hợp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư so sánh giữa các loại cổ phiếu. Bên cạnh đó, EPS còn được sử dụng để tính các chỉ số tài chính liên quan. 

Đồng thời, chỉ số này còn được dùng để so sánh kết quả hoạt động giữa các doanh nghiệp với nhau. Ví dụ, công ty X và Y đều có cùng hệ số EPS nhưng công ty X có ít cổ phần hơn, như vậy có thể hiểu rằng công ty X dùng vốn hiệu quả hơn công ty Y. Khi các yếu tố khác đều cân bằng thì chứng tỏ công ty X đang hoạt động tốt. 

Ý nghĩa của chỉ số EPS

V. Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

Chẳng hạn, các doanh nghiệp thường niêm yết cổ phiếu của mình trên các sàn giao dịch chứng khoán phổ biến là: HNX, VN-INDEX, UPCOM. Mệnh giá cổ phiếu của công ty X là 10.000 VNĐ. Giả sử, tất cả các doanh nghiệp đều có mệnh giá chung là 10.000 VNĐ. 

Khi đó, công ty có chỉ số EPS > 1.000 VNĐ và giữ, tăng trong vòng nhiều năm thì được đánh giá là công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả. 

VI. Hạn chế của chỉ số EPS 

Hạn chế của chỉ số EPS

Tuy chỉ số này thường được dùng trong các báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn còn những hạn chế như sau:

  • Khi chỉ số EPS âm nghĩa là công thức P/E sẽ không có nghĩa. Lúc này, doanh nghiệp cần sử dụng công thức tính khác để đo lường mức độ hiệu quả
  • Chỉ số EPS dễ bị bóp méo bởi các biến động của doanh nghiệp: hoạt động trong ngành có chu kỳ biến động cao, bán tài sản… 
  • Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thông thường, cổ phiếu ESOP thì chỉ số EPS sẽ giảm. Khi đó nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro và giảm mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

Với những thông tin liên quan đến chỉ số EPS được trình bày chi tiết ở trên, Hinode hy vọng rằng bạn sẽ hiểu được thêm về chỉ số này và đầu tư một cách hiệu quả nhất.

>>>Xem thêm: Acp là gì? Nên dùng từ Acp trong hoàn cảnh nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *